Sneakerhead Dictionary - Cẩm nang nhập môn: Từ điển đầu giày
-
Người viết: Phạm Ngọc Trung
/
Nền văn hoá sát mặt đất này sẽ có những từ slang (lóng) riêng và sẽ là bất cập nếu bạn là một tay chơi giày sneaker mà không biết đến những từ này. Vì vậy, Mochio sẽ tập hợp và định nghĩa những từ slang cho Sneakerhead Dictionary của nền văn hoá sát mặt đất này.
Trước tiên bạn phải biết slang về size giày sneaker đã:
PS – Pre-School: size cho trẻ em
GS – Grade School : size cho học sinh cấp 1,2
Lưu ý: không phải cách viết tắt của Girl size
Size Youth - Size
1-7Y: dành cho thanh thiếu niên
A
ACG: All Conditions Gear – Giày có thể sử dụng ở mọi thời tiết, thường là những đôi ủng để đi bộ đường dài hoặc leo núi, chất liệu cực kì bền bỉ, có thể đi mưa hoặc đi tuyết mà không hư hại
B
Beaters: Giày được dùng cho mục đích mang đi mọi nơi mà không cần phải giữ gìn, hay còn gọi là giày cày cuốc.
Bid: Đấu giá.
BIN: Buy It Now – Giá để mua ngay, không offer, không đấu giá.
B-Grade: Giày bị lỗi do nhà máy gia công và được đưa ra ngoài Outlet bán.
C
Campout: Cắm trại qua đêm để giữ chỗ trong hàng (thường cắm trại để mua những đôi limited hoặc heat).
CDP: Countdown Pack
Cop: Mua.
Colorway: Phối màu. Có một số phối màu đặc trưng thường xuất hiện như “Bred”, “Knicks”, “Lakers”, “Red October”, …
D
Drop / Pass: Không mua, cho qua vì không thích.
Deal: Giày được bán với giá “đẹp”, dễ chịu.
DMP: Defining Moment Pack - xác định thời điểm lên kệ
DS: Deadstock – tình trạng giày hoàn toàn mới, chưa hề được thử qua và đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
Drop / Pass: Không mua, cho qua vì không thích.
E
EXT: Extension (phiên bản mở rộng để mặc casual)
F
Factory Varients: Hàng ráp – hàng “lên”. Sử dụng chất liệu dư thừa và tự gia công bằng tay, cũng là hàng fake.
Flaws: Lỗi ở sản phẩm như chỉ thừa keo dư hoặc một số chi tiết không đúng chuẩn.
FSR: Full size run – giày được phát hành đủ size.
G
GMP: Golden Moment Pack
GR: General Release – phiên bản được phát hành đại trà.
Grail/Holy Grail: Đôi giày mơ ước của mỗi người, thường thì sẽ không hoặc rất khó để mua.
H
Heat: thường là những đôi lạ đẹp và hiếm.
HMU – Hit Me Up: Thông điệp từ người bán rằng “người mua hãy chủ động liên lạc”
Hype: Chỉ việc giá bán của sản phẩm bị đôn lên cao do nhiều lí do tác động vào, chẳng hạn như Kanye West mang đôi gì là đôi đấy trở thành hàng hot.
Hypebeast: Người mua giày chỉ vì nó lạ đẹp và hiếm, thường không quan tâm giá cả, chỉ việc bỏ tiền ra mua, thậm chí mua giày chỉ vì người khác thích mà bản thân không biết có thích hay biết được tên giày hay không.
Hyperstrike: Những phiên bản được phát hành với số lượng cực kì ít ở những điểm bán lẻ và hoàn toàn không có thông báo trước.
L
LE: Limited Edition – Phiên bản phát hành có giới hạn số lượng và được phát hành ở những nhà phân phối bán lẻ nhất định.
Legit Check: Kiểm tra độ uy tín của người bán, của sản phẩm có đáng tin (real) hay không.
Low Ball: Trả giá thấp ở mức không hợp lý.
LS: Lifestyle – Phiên bản thời trang, không dùng để chơi thể thao. Thường xuất hiện thêm ở 1 vài dòng bóng rổ, nhưng được thiết kế lại để mặc casual thay vì mang chơi bóng)
N
NDS: Near Deadstock – tương tự như VNDS, có thể thấy là đã được mang nhưng nếu vệ sinh lại có thể tạm xem như VNDS.
NFS: Not For Sale – không bán.
NIB: New In Box – Giày mới và có đầy đủ phụ kiện (tương tự DS).
NIB: New In Box – Giày mới và có đầy đủ phụ kiện (tương tự DS).
NRG: Energy
O
OBO: Or Best Offer – trả giá tốt nhất, được cả 2 bên mua và bán chấp thuận.
OG: Original/Original Release – Phiên bản đầu tiên của 1 dòng giày được phát hành.
OG all/OG nothing: Có đầy đủ phụ kiện/Không còn phụ kiện, chỉ còn giày.
P
PADS: Pass as Deadstock – giày chỉ được thử qua 1 lần, chưa mang ra ngoài, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
PE: Player Edition – Phiên bản phát hành riêng cho cầu thủ, với phối màu đặc biệt, có họa tiết được thiết kế dựa trên đồng phục hoặc điều gì đó có ý nghĩa đối với cầu thủ.
Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm để tránh mua “hớ” với giá cao hơn mức trung bình.
Prototype: Tương tự như Sample nhưng mục đích là dùng làm mẫu thử, độ hiếm và giá cả cao hơn Sample nếu được bán ra và thường chỉ có 1 size.
PRM: Premium
Q
QS: Quick Strike – những phiên bản được phát hành giới hạn ở một số điểm bán lẻ nhất định
R
Reseller: Người mua những phiên bản giày (những phiên bản có giới hạn số lượng) và bán lại với giá cao hơn.
Retailer: Nhà bán lẻ/Nhà phân phối uy tín.
Receipt: Hóa đơn mua lẻ.
Retro: Phiên bản có phối màu được phát hành lại, có thể thay đổi chất liệu nhưng không làm thay đổi thiết kế của đôi giày.
Remastered: Dòng sản phẩm từ năm 2015 của Jordan với chất lượng được cải thiện hơn so với các sản phẩm Retro.
S
Samples: Những phiên bản được dùng làm mẫu cho những phát hành sau này, cũng có thể cho một số người nổi tiếng, hoặc được dùng để quảng cáo, khá hiếm và giá được bán lại cao (thường được bán trên ebay nhưng cũng nên cẩn thận với hàng fake).
SE: Special Edition – Phiên bản đặc biệt, thường sẽ dựa trên một mẫu giày có sẵn và thêm hoặc bớt đi những chi tiết khác, tạo ra một Special Edition của mẫu giày đó.
S.O/H.O: Starting Offer/Highest Offer – Bước giá bắt đầu để ra giá/mức giá cao nhất được đưa ra.
Steal: Giày tốt giá đẹp không tưởng. Có thể xem như deal siêu tốt.
SP: Special Play (thiết kế dành riêng cho 1 môn thể thao nào đó)
T
Testing Water: thử nước, người bán muốn xem liệu giá được offer có khớp với giá của người bán mong muốn không.
U
Unauthorized: Giày chưa qua kiểm định của bộ phận QC (quality check) được đẩy ra ngoài bán, tỉ lệ là giày fake khá cao.
V
VNDS: Very near Deadstock – Giày được mang trong thời gian ngắn, hoàn toàn mới, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
X
XDR: Extra Durable Rubber (loại đế được làm đặc biệt dày và chắc chắn được làm riêng cho giày thể thao để giày bền hơn, eg: giày bóng rổ một vài đôi có thêm đế XDR như Kobe sẽ chơi outdoor bền hơn phiên bản thường)
Nguồn: Tổng hợp